Trà Tía Tô không chỉ là nước uống thanh lọc, giải nhiệt mùa hè và điều trị bệnh, mọi người hay sử dụng  tía tô là loại nước được nấu từ lá tía tô tươi hoặc hãm nước sôi từ lá tía tô. Vậy Trà Tía Tô Có Tác Dụng Gì? Trong Hỗ Trợ Trị Bệnh Và Chăm Sóc Sắc Đẹp mà bạn chưa biết. Vậy cùng Holiso tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ thông tin nhé.

Trà Tía Tô Có Công Dụng Gì Với Sức Khỏe

Trà Tía Tô Là Gì ?

Trà tía tô chứa nhiều dưỡng chất nên nhiều người thắc mắc trà tía tô có tác dụng gì?

Trà Tía Tô là một loại trà được thiên nhiên làm từ lá tía tô đã được sấy thăng hoa hoặc chế biến theo nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là dạng lá tía tô được cắt khúc vừa phải và đem đi sấy nhiệt độ cao và  đóng vào dạng túi lọc tiện dùng. Trà giữ lại trọn vẹn các giá trị dinh dưỡng của lá tía tô tươi vì chứa thành phần 100% tía tô nguyên chất với công nghệ cao.

Trà tía tô có vị thanh, hậu ngọt nhẹ nên rất dễ uống. Bạn có thể pha trà tía tô để làm nước giải khát uống hàng ngày để tránh nóng,đồng thời giúp bổ sung nguồn dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Với những thành phần từ lá tía tô, trà tía tô có tác dụng gì tốt cho cơ thể con người mà bạn chưa biết?

Lợi Ích Của Trà Tía Tô Holiso

Hỗ trợ điều trị bệnh Gout ( Gút)

Lá tía tô có thành phần gồm 4 thành phần có thể làm giảm đáng kể enzym xanthin oxidase là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gút. Do đó, người bệnh gút nên uống trà từ lá tía tô đều đặn hàng ngày và sử dụng đúng cách hợp lý sẽ rất có ích cho việc điều trị Gout.

Ngoài ra, uống nước tía tô cũng có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và thoải mái cơ thể hơn.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Chiết xuất từ lá tía tô giúp việc điều trị hen suyễn có hiệu quả rất đáng kể. Các hoạt chất này có thể làm tăng khả năng lưu thông khí, giúp cải thiện chức năng phổi giúp phổi giám tránh các vấn đề gây ra hen suyễn và hỗ trợ điều trị hen suyễn cực tốt.

Hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa

Tình trạng mề đay, mẩn ngứa còn khá khó khăn để điều trị dứt điểm, thế nhưng bạn có thể dùng trà tía tô để làm giảm các cảm giác ngứa ngáy, gây khó chịu do mề đay gây ra.

Để tình trạng ngứa được cải thiện, sau khi pha trà, bạn cũng có thể tận dụng luôn phần bã của lá tía tô để đắp lên vùng da nổi mẩn.

Hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày

Trà tía tô có tác dụng gì thì ngay sau đây là giải đáp cho bạn: Một trong số các tác dụng của uống nước tía tô chính là hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày. Hai hoạt chất glucosamine và tanin có trong lá tía tô có thể giúp chống viêm nhiễm, tăng khả năng làm lành vết thương nhanh chóng nếu bạn bị tổn thương về dạ dày.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Lá tía tô có thành phần nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, cùng protein thực vật nên hỗ trợ rất lớn vào quá trình hoạt động của dạ dày, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Chính vì thế, uống trà tía tô có thể giúp đốt cháy mỡ thừa và đào thải chất béo ra khỏi cơ thể và bạn có thể thay thế bằng nước uống hàng ngày bởi các công dụng của tía tô đã điều trị những bệnh nêu trên.

Bạn có thể mua Trà Tía Tô: Tại Đây

Trà Tía Tô Lợi Ích Gì Với Chăm Sóc Sắc Đẹp 

Hỗ Trợ Làm Trắng Da

Trong thành phần của lá tía tô chứa rất nhiều vitamin C, vitamin E và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, giúp da sáng mịn giảm thiểu nếp nhăn và giữ cho làn da luôn tươi trẻ.

Hỗ Trợ Giảm Mụn

Lá tía tô có đặc tính khử trùng, kiểm soát các chủng vi khuẩn gây ra mụn nhọt từ đó cải thiện được làn da bị mụn trứng cá. 

Bởi trong cây tía tô có vị hơi cay cay, có mùi thơm đặc trưng, thuộc loài cây ôn tính, không gây kích ứng. Trong cây tía tô chứa một loại tinh dầu tự nhiên có khả năng kích thích cơ thể tạo nên các hormon diệt khuẩn hiệu quả. Lượng tinh dầu của cây tía tô chứa 20% tổng hợp các hợp chất như xeton, aldehyde, furan, hydrocarbon.

Hỗ Trợ Chống Lão Hóa Da

Trà tía tô có giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra quá trình lão hóa. Các chất chống oxy hóa trong lá tía tô, như flavonoid và polyphenol, có khả năng làm chậm quá trình lão hóa da, giảm sự hình thành nếp nhăn và giữ cho da luôn săn chắc, mịn màng và chống các lão hóa da do tuổi tác mang tới.

Hỗ Trợ Làm Mượt Tóc

Không chỉ mang lại hỗ trợ về sắc đẹp mà còn công dụng rất hay là điều trị giảm rụng tóc ở phụ nữ bằng cách sử dụng nước trà tía tô để gội đầu hoặc xả tóc, bạn có thể giảm thiểu tình trạng rụng tóc và làm tóc trở nên chắc khỏe hơn.

Hỗ Trợ Giảm Tình Trạng Da Nhờn

Với những người tình trạng da nhờn thường có độ bóng trên da cao nhiều người lầm tưởng da đã dư thừa dầu rồi nếu sử dụng kem dưỡng da sẽ khiến da nhiều dầu hơn.

Trong tía tô có một loại acid béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe và là một phần quan trọng của màng tế bào da. Nó giúp cải thiện độ ẩm của da và giảm việc sản xuất dầu trên da.

Trà tía tô có thể đốt cháy mỡ thừa và đào thải chất béo ra khỏi cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả

Một Vài Cách Làm Trà Tía Tô Tại Nhà

Làm trà tía tô tươi

Nguyên tắc để làm trà tía tô việc đầu tiên là lựa chọn được tía tô sạch, không chứa các chất kích thích tăng trưởng, không dư hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Tía tô sau khi mua về cần rửa sạch với nước, ngâm nước muối 5 – 10 phút sau đó rửa lại một lần nữa và để ráo 15p tới 30p.

Khi pha trà uống vò nát tía tô cho vào ấm hãm với nước sôi, chờ 3 -5 phút là có thể thưởng thức hoặc có thấy dập nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để thưởng thức.

Trà tía tô khô

Nếu bạn muốn tích trữ trà tía tô dùng dần thì có thể áp dụng biện pháp làm trà này. Tía tô mua về cũng phải rửa sạch với nước, ngâm muối, rửa lại lần nữa rồi đem phơi nắng. Thường 3 nắng to khi bạn cảm thấy lá tía tô có cảm cảm giác giòn nhẹ mà bạn bóp có thể vỡ ra  là có thể đem cất vào túi kín.

Trà bột tía tô

So với hai phương pháp trên, trà bột tía tô kỳ công hơn nhưng lại tiện dụng khi dùng, mọi người có thể cất trà trong lọ gọn nhỏ và sử dụng bất cứ khi nào.

Bước sơ chế cũng làm tương tự như hai loại trà trên, nhưng nếu mua lá tía tô có cả cành thì nên bỏ cành đi, chỉ lấy phần lá rồi đem phơi khô.

Khi lá còn giòn thì bỏ vào cối giã hoặc xay thành bột mịn. Lấy rây lược lại một lần nữa rồi cất vào hũ thủy tinh.

Loại trà bột này nên bảo quản ở nơi thoáng mát, mỗi lần dùng chỉ cần sử dụng hai thìa cà phê bột cho vào nước sôi khuấy đều, đợi vài phút là có thể uống.

Cách nấu lá tía tô tươi

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

50g lá tía tô tươi 

200ml nước lọc.

Cách làm:

Rửa sạch lá tía tô, bỏ lá úa, héo.

Cho lá tía tô vào nồi, sau đó đổ nước lọc vào đun sôi.

Đun sôi nồi nước lá trong khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp.

Để nguội, lọc lấy nước uống.

Cách nấu trà tía tô khô

50g lá tía tô phơi khô

150ml nước nóng

Cách làm:

Cho lá tía tô vào nồi, sau đó đổ nước lọc vào đun sôi.

Đun sôi nồi nước lá trong khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp.

 Và đợi lá trà nở ra và thưởng thức

Cách nấu bột trà tía tô

50g bột tía tô

350ml nước nóng

Cách làm:

Cho bột tía tô vào túi lọc, sau đó đổ nước lọc vào đun sôi.

Đun sôi nước bỏ túi lọc có chứa bột tía tô vào trong cốc

Rồi đổ nước nguội để trong  3p rồi thưởng thức.

Những người không nên uống trà tía tô

Với những lợi ích cho sức khoẻ như trên, việc nắm được những người nào không nên uống nước tía tô cũng rất quan trọng. Sau đây là những người không nên uống nước lá tía tô:

  • Người có biểu hiện nóng trong người: Lá tía tô có tính ấm, vì vậy những người có biểu hiện nóng trong như nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, đau họng, táo bón,… không nên uống nước lá tía tô. Việc uống nước lá tía tô có thể khiến các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Phụ nữ có thai: Thông thường, nước lá tía tô được khuyến khích cho phụ nữ có thai để quá trình sinh sản dễ dàng hơn. Tuy nhiên đến hiện tại vẫn chưa có minh chứng cho điều này, thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề. Vốn dĩ cơ thể của phụ nữ có thai nóng hơn người bình thường, nếu uống nước lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp và các biểu hiện như phía trên. Nhưng không có nghĩa là việc uống nước lá tía tô là tuyệt đối không nên ở phụ nữ có thai. Các mẹ bầu vẫn có thể uống để giải cảm nhưng với liều lượng hợp lý.

Tốt nhất mỗi ngày nên dùng 3 đến 4 ly trà tía tô và chia ra để uống làm nhiều lần

  • Người bị cao huyết áp: Lá tía tô có thể làm tăng huyết áp, vì vậy những người bị cao huyết áp không nên uống nước lá tía tô.
  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Lá tía tô có thể kích thích dạ dày, vì vậy những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng không nên uống nước lá tía tô.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Lá tía tô có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
  • Người bị dị ứng với lá tía tô: Có một vài trường hợp bản thân người bệnh không biết mình dị ứng với lá tía tô. Do đó trước khi dùng, bạn nên thử uống với một lượng nhỏ tía tô. Nếu sau 1 ngày mà không xuất hiện triệu chứng bất thường thì bạn có thể không dị ứng với lá tía tô. Các triệu chứng dị ứng khi uống lá tía tô có thể bao gồm nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở,…

Chắc qua bài viết trên Holiso đã chia sẻ đáp ứng đủ cho bạn mọi thắc mắc về Trà Tía Tô Tác Dụng Gì? Trong Hỗ Trợ Trị Bệnh và Chăm Sóc Sắc Đẹp đã được giải đáp. Vậy hy vọng qua bài viết đây Holiso sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc gia đình và bản thân.

Nếu có nhu cầu bạn có thể liên hệ với Holiso của chúng tôi, bằng các hình thức sau đây:

– Hotline: 077 770 2112

– Zalo: 077 770 2112

– Website: Holiso.vn

–Fanpage: Đông trùng hạ thảo Holiso

– Địa chỉ: VA03A-6, Hoàng Thành Villa, Hanoi, Vietnam

Hơn 10 năm kinh doanh trong ngành Holiso luôn tự hào là một trong ngành hàng chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn GPP. Với danh mục sản phẩm đa dạng, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, chúng tôi luôn đảm bảo phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng một cách chu đáo nhất.